Công nghệ xây dựng hiện đại nhất Nhật Bản có thể áp dụng trong xây dựng nhà ở tại Việt Nam

Hội Xây dựng Đà Nẵng tổ chức Hội thảo giới thiệu Công nghệ WPC và giải pháp sơn trong xây dựng. Giá vốn xây dựng theo công nghệ khoảng từ 200-300USD/ m².

Các kỹ sư Việt Nam trao đổi những ý kiến về công nghệ WPC


Ông Nguyễn Hữu Hinh - Phó Chủ tịch Hội Xây dựng Đà Nẵng chia sẻ: “Công nghệ xây dựng WPC là quy trình xây dựng bằng hệ thống các modun. Công nghệ này giải quyết được vấn đề như thời gian thi công, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Đây là một trong những tồn tại của xây dựng truyền thống tại Việt Nam”.

Với mong muốn tạo ra một bước tiến trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam cũng như tại Đà Nẵng, Hội Xây dựng Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo này nhằm giúp cho các hội viên có thêm nhiều kiến thức về công nghệ xây dựng tiên tiến hiện nay trên thế giới. Nhất là công nghệ và những giải pháp có thể góp phần vào thực hiện thành công chương trình nhà ở của TP Đà Nẵng.

Theo đó, xây dựng theo công nghệ WPC là kỹ thuật sử dụng tấm tường được sản xuất trước bằng bê tông. Những tấm tường bê tông được sản xuất bằng bê tông tươi cốt thép theo khuôn. Sản phẩm sau khi đúc sẽ được phơi tự nhiên ở sân phơi. Các tấm bê tông này được sản xuất tiền chế tại nhà máy với quy trình quản lý một cách nghiêm khắc. Tấm tường và sàn WPC có độ cứng và bền cao hơn bê tông đúc tại chỗ.

Các tấm bê tông này sẽ được lắp ráp bằng bulon tạo thành kết cấu hình hộp

Mang lại kết cấu rất bền vững cho ngôi nhà. Tấm tường và sàn WPC được xem là một loại vật liệu xây dựng chất lượng cao dựa vào tính ít chịu ảnh hưởng bởi sự bất thường trong sản xuất.

Công nghệ xây dựng WPC còn có thể đáp ứng được cho việc sử dụng vật liệu không nung với nhiều ưu điểm như cường độ cao và đồng đều, chất lượng đảm bảo, khả năng chống thấm cao có thể đáp ứng được mục tiêu xây dựng kiến trúc xanh và bền vững trong tương lai.

Với công nghệ này hạn chế được việc xây dựng nhà bằng gạch, không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết tại công trình. Bên cạnh đó, độ thấm nước của bê tông khá nhỏ. Độ chính xác cao, ít xảy ra lỗi trong quá trình thi công. Có thể sử dụng cho những công trình nhà ở có kết cấu phức tạp.

Vì thế những công trình và nhà ở sử dụng tấm WPC để làm vật liệu bao che lại có độ thấm cao so với những vật liệu xây dựng khác như gạch. Giá trị chất lượng không giảm theo thời gian nên tấm WPC có thể sử dụng được nhiều lần nhưng vẫn đảm bảo được độ kỹ thuật cũng nhưng chất lượng.

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều công trình áp dụng công nghệ xây dựng WPC như xây dựng 100 căn Villa tại Mũi Né (Phan Thiết); Dự án nhà phố ở Bình Dương thi công từ năm 2016-2018 gồm 3 block nhà 2 tầng...



Đại diện Cty Hyakunen Jutaku giải đáp, làm rõ những nội dung mà các các kỹ sư, doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị.


Công nghệ này được xếp hạn công trình nhà bê tông đứng số 1 tại Nhật Bản 5 năm liền. Ông Yu Nakajima - Tổng Giám đốc Cty Hyakunen Jutaku cho biết: “Nhật Bản là một quốc gia thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, bão, lũ... Chính vì thế trong xây dựng, Nhật Bản luôn tiên phong những công nghệ xây dựng mới để đáp ứng với tình hình thực tiễn của quốc gia đồng thời giúp tiết kiệm được nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên vốn khan hiếm. Chính vì thế công nghệ WPC được ra đời từ năm 1962, sau chiến tranh thế giới thứ 2 và công nghệ này được phát triển mạnh ở Nhật Bản. Nhờ áp dụng công nghệ này đã xóa bỏ được tình trạng thiếu nhà ở tại Nhật Bản”.

Theo baoxaydung.com.vn

CTY CP ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG - TƯ VẤN KT KHANG MINH


ĐC: Tổ 4, TT.Đông Anh, H.Đông Anh, Hà Nội.

VP: Km 9 Đg. Võ Văn Kiệt, Quang Minh, Mê Linh, HN

ĐT: 024.6287.6888

Hotline: 082.559.9889

0825599889

Joomla! Debug Console

Session

Profile Information

Memory Usage

Database Queries